Hạt lựu có ăn được không? Ăn hạt lựu đỏ có tốt cho sức khỏe không

5/5 - (5 bình chọn)

Lựu là loại quả rất tốt cho sức khỏe. Loại quả này nổi tiếng là thực phẩm chống oxy hóa hiệu quả. Vậy Hạt lựu có ăn được không? Ăn hạt lựu đỏ có tốt cho sức khỏe không?

Lựu là một trong những loại trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Trong quả lựu chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật giúp ngừa các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh việc ăn lựu có nên ăn hạt không?

Hạt lựu có ăn được không

Hạt lựu có ăn được không

Hạt lựu chiếm khoảng 3% trọng lượng quả lựu. Trong Đông y, hạt lựu được cho là thành phần tốt có tính mát, khử trùng và có thể dùng để điều trị tiêu chảy, đại tiện ra máu. Ăn hạt lựu giúp cơ thể sản sinh ra collagen và giúp hệ xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt hạt lựu giàu vitamin K và vitamin C rất tốt cho da. Hàm lượng chất xơ trong hạt lựu rất cao cực kỳ tốt cho những ai muốn giảm cân.

Tóm lại lựu ăn hạt được không? Câu trả lời là có. Hạt có thể ăn được và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Hlựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên chỉ ăn một lượng vừa phải, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt. Trường hợp nếu nuốt hạt lựu nhiều quá trong một lúc sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường ruột.

lựu ấn độ
lựu ấn độ

Trẻ em ăn lựu có ăn hạt được không? Đây là nhóm đối tượng không nên nuốt cả hạt vì dễ bị hóc. Thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước ép lựu khi đã gạt bỏ hết hạt.

Đồng thời những ai bị táo bón nặng thì không nên ăn hạt lựu. Đối với những người bị viêm dạ dày, sâu răng hay đang gặp các vấn đề về răng miệng thì cần đánh răng ngay sau khi ăn lựu. Hành động này giúp tránh tình trạng răng miệng bị tổn thương nặng hơn. Những người có cơ địa hay nóng trong người cũng cần hạn chế ăn lựu.

Cách tốt nhất là bạn có thể sử dụng máy ép trái cây để ép lựu, vừa giữ được lợi ích sức khoẻ từ hạt lựu lại không gây gánh nặng cho đường tiêu hoá.

Cách bổ lựu đỏ đúng cách

Lựu đỏ có rất nhiều loại tùy thuộc vào mùa vụ mà sẽ loại lựu đỏ khác nhau như Lựu đỏ Ấn Độ, Lựu Thái Lan, Lựu Israel, Lựu đỏ Peru,…

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Lựu
  • Dao

Các bước thực hiện

Lựu khi mua về rửa sạch hết bùn đất bên ngoài, để ráo nước thì dùng dao cắt ngang phần đầu quả, vết dao cấm vào không nên quá sâu, khoảng 0.5cm là được, để tránh cắt phạm vào cả phần thịt bên trong.

Cách bổ lựu đỏ đúng cách

Dùng mũi dao tách nhẹ để loại bỏ phần đầu, tỉa bớt phần vỏ bao bọc bên ngoài thịt lựu, để làm lộ ra các đường rãnh ngăn cách các múi lựu.

Đặt mũi dao tại đầu các đường rãnh, rạch một đường dài từ đầu đến đuôi quả lựu. Thực hiện tương tự tại tất cả các đường rãnh. Vết cắt nên sâu khoảng 1cm hoặc hơn tùy vào độ dày của vỏ nhé.

Bạn có thể dễ dàng dùng tay tách rời múi lựu dựa vào các đường dao vừa được rạch trên thân quả. Thịt lựu bên trong được tách rời mà không hề bị nát hay chảy nước.

Ăn hạt lựu có tốt không? Lợi ích của quả lựu đối với sức khỏe

Hạt lựu không những ăn được mà còn có lợi ích với sức khỏe. Quả lựu ít calo và là nguồn cung cấp chất xơ cực tốt cho cơ thể. Hàm lượng kali, photpho, magie, canxi trong lựu rất dồi dào. Đặc biệt chất polyphenol của lựu có đặc tính chống oxy hoá và chống viêm. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của lựu đối với sức khỏe.

Chống viêm khớp và đau khớp

Viêm khớp là một bệnh lý khá phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Các hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống viêm, từ đó có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ ​​quả lựu có thể ngăn chặn các enzyme gây tổn thương khớp ở những người bị viêm xương khớp, giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Giảm huyết áp

Nếu bạn đang mắc chứng huyết áp cao thì ăn lựu là sự lựa chọn hợp lý. Quả lựu có khả năng ngăn chặn hoạt động enzym chuyển đổi angiotensin trong huyết thanh, từ đó giảm huyết áp tâm thu.

lựu ruột đỏ ngọt ngon - ấn độ
lựu ruột đỏ ngọt ngon – ấn độ

Tốt cho tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giảm cholesterol xấu và giảm mảng bám tích tụ trong mạch máu. Từ đó việc uống nước ép lựu thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Chống nhiễm trùng

Ăn lựu giúp cơ thể nhanh lành vết thương hơn. Lựu khi được cung cấp vào cơ thể sẽ tăng khả năng tổng hợp collagen, DNA và protein. Đặc biệt các hoạt tính kháng khuẩn của lựu chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương hiệu quả.

Tốt cho răng miệng

Ăn lựu hay uống nước ép lựu giúp kiểm soát mảng bám răng. Lựu có thể xem là dung dịch sát khuẩn tự nhiên cho răng miệng. Ăn lựu thường xuyên còn hạn chế sự phát triển của mầm bệnh gây ra các bệnh như viêm nha chu.

Tăng lưu lượng máu

Lựu có ảnh hưởng tích cực đến lưu lượng máu. Những ai thường xuyên uống nước ép lựu trước khi tập thể dục giúp tăng cường đường kính mạch, lưu lượng máu và trì hoãn sự mệt mỏi khi tập.

lựu đỏ

Một số điều bạn cần lưu ý khi ăn lựu

Mặc dù quả lựu tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên lựu phát huy tối đa công dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bạn nên ăn lựu vào buổi sáng hoặc buổi trưa và hạn chế ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bởi vì loại quả này có lượng calo cao mà không được đốt cháy sẽ tích tụ trong cơ thể khiến bạn tăng cân.
  • Tuyệt đối không lạm dụng lựu ăn quá 2 quả lựu 1 ngày vì ăn nhiều quá có thể gây ra buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy,…
  • Bạn không nên ăn quá nhiều hạt lựu dù hạt lựu có một số tác dụng tốt nhất định đối với sức khỏe.
  • Có thể bạn chưa biết hạt lựu kị với quả mơ. Do đó để tránh ảnh hưởng đến dạ dày thì bạn không nên ăn hai loại quả này với nhau.
  • Bên cạnh đó thì trong lựu có lượng vitamin C, các axit tự nhiên nhiều sẽ làm ngưng đọng protein trong sữa nên loại quả này không thích hợp để dùng cùng với sữa. Chúng sẽ ra gây tình trạng chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Bạn không nên ăn lựu và uống sữa cùng một lúc, điều này làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dưỡng chất và quá trình tiêu hóa. Do protein trong sữa khi gặp axit trong lựu sẽ bị ngưng đọng, dẫn đến tình trạng chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ là do sử dụng quả lựu thì bạn nên đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và được hướng dẫn xử lý phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay