Những người nào không nên ăn quả đào?

Đào là một trong những loại quả phổ biến nhất vào mùa hè. Ngoài cách ăn tươi, trà đào cũng là loại thức uống được yêu thích những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp ăn loại quả này.

Cây Đào

CÔNG DỤNG CỦA QUẢ ĐÀO

Một quả đào trung bình (147g) cung cấp khoảng 50 calo, 0,5g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15g carbohydrate, 13g đường, 2g chất xơ và 1g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C một ngày. Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.

Nói chung, quả đào có rất ít chất béo, calo, muối và cholesterol. Chế độ ăn ít cholesterol sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Ngoài ra nó hỗ trợ tăng cường hoạt động cơ tim, kích thích lưu thông máu đến tim, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.

Một quả đào cỡ vừa cung cấp khoảng 2g chất xơ, một nửa trong số đó là chất xơ hòa tan, nửa còn lại là không hòa tan. Vì thế ăn đào giúp bạn bớt bị táo bón, giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Đào có nhiều vitamin C nên còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da cho chị em phụ nữ. Vitamin A, vitamin C, vitamin K, bera carotene, kali, magie, selen trong đào có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tia cực tím độc hại.

Beta-carotene tiền chất của vitamin A giúp cải thiện thị lực và giảm stress oxy hóa ở võng mạc, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Chất photpho và canxi trong đào sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh về xương như loãng xương và giúp răng chắc khỏe.

Trà Đào

NHỮNG NGƯỜI NÀO KHÔNG NÊN ĂN QUẢ ĐÀO ?

Tuy rất tốt cho sức khỏe, bạn không nên ăn đào nếu có sẵn những căn bệnh liên quan đến đường ruột hay tổn thương dạ dày. Bởi ăn đào sẽ gây ra rối loạn, đầy bụng và khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.

Người mới ốm dậy có chức năng tràng vị còn yếu không nên ăn nhiều đào bởi lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật trong đó không dễ tiêu hóa, sẽ tạo thêm gánh nặng cho tràng vị.

Cứ 100g đào thì có khoảng 7g đường, lượng đường quá lớn này cũng không phù hợp với những ai đang mắc bệnh tiểu đường. Quả đào có vị ngọt nhưng lại mang tính nóng nên ăn nhiều đào cũng dễ làm bà bầu bị xuất huyết.

Bạn chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả, nên cạo sạch lông để tránh bị ngứa họng hoặc dị ứng. Nếu có dấu hiệu xuất huyết thì tuyệt đối không được ăn. Với người bình thường, khi có những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam, tức là bạn đang bị nóng trong. Vậy thì tốt nhất là bạn nên tránh ăn đào.

Những người mắc bệnh về da như dễ nổi mụn, mề đay, rôm sảy; trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh cũng không nên ăn nhiều đào.

Quả Đào

CÁCH CHỌN ĐÀO NGON

Khi mua đào, bạn nên chọn những quả có vỏ ngoài màu đỏ đậm xen kẽ màu vàng xanh, lớp lông bên ngoài đều, không bị rụng, cuống còn tươi không bị hư. Nếu bạn mua đào không lông thì không nên chọn những quả quá bóng (vì đã có nhiều người cầm vào, sờ nắn làm đào dập ở bên trong).

Khi chọn đào, cần chú ý mùi đào càng ngọt thì càng ngon. Cố gắng tránh các quả có màu nâu, bầm tím, mềm nhũn.

Đào ngon là những quả có phần thịt cứng hoặc chỉ hơi mềm. Ở nhiệt độ phòng, đào vẫn giữ được độ ngon ngọt trong 2-3 ngày, khi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng 1 tuần. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 3 quả đào tươi là tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Mùa đào chín đang nở rộ, ngoài việc ăn đào tươi bạn còn có thể chế biến đào theo nhiều cách, ví dụ như làm trà đào, mứt đào hoặc ướp từng miếng đào cho vào đồ uống như ở quán cà phê. Nếu bạn ép đào thành nước uống thì sẽ nhận được lợi ích là làm sạch đường ruột, cải thiện chức năng thận và loại bỏ các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

error: Nội dung được bảo mật bởi Trái Cây Xanh!